NGẤT NGƯỞNG
MỘT ĐỜI MÂY
Trần Nguyên Đán
Ngất
ngưởng, hình dung ra một cái gì đó cao chót vót, mà lại chênh vênh, không thăng
bằng, liên tưởng một đám mây, cao là thế, nhưng một chiếc máy bay bay ngang,
lại bị xô dạt, rồi lại tụ, và lại ngất ngưởng. Ngất ngưởng, cũng làm người ta
hình dung ra sự cô đơn, vì cao quá thì không có mấy ai vói tới, và chơi với.
Tôi cho rằng tác giả khi hình dung ra cái đề tài này đã tự thấy một cái gì cô
đơn, cho dù… ngất ngưởng.
Tôi
biết Phạm Hồng Ân viết văn từ Việt Báo, nhưng đọc thơ ông từ Da Màu, Tiền Vệ,
Sáng Tạo, cũng là những nơi tôi viết. Tôi cũng là người ngỏ lời làm quen với
ông khi khám phá ông cùng một niềm tin với mình. Tôi nghĩ ông “đủ sức” đảm
đương hai vai trò này trên những diễn đàn nổi tiếng của hải ngoại. Nhưng nếu có
thể gọi ông là một “nhà” nào đó, tôi thích gọi ông là một nhà thơ hơn. Thơ của
Ân gần với Thơ của Đán hơn.
Tôi
thử đọc một vài câu trong bài thơ đầu tiên
của Phạm Hồng Ân, người tôi mới gặp
lần
đầu cách đây vài ngày, tại nhà riêng của ông, thành phố Escondido, một thành
phố trắng trẻo, đẹp trai và gái của California, kế cận San Diego, chuyện trò
khoảng nửa tiếng, mà không có tiếng nào nói về thơ cả.
Ngất ngưởng mây chỉ là sương với khói
Ngất ngưởng ta là cát bụi hóa thân
Sáng thức dậy nghe nghìn trùng tiếng gọi
Ta ngậm ngùi ôm hoài niệm ăn năn
Nhưng
tới chừng đọc vào những trang trong, như người đang lần mò đi trong một hang động,
ra đến cửa thấy ánh sáng, thì thấy rằng chẳng phải chỉ là cô đơn, nó còn cái gì
khác. Đọc chậm hơn, kỹ hơn, suy nghĩ, thấy còn thêm nhiều cái khác. Nó là những
tình cảm, trải rất dài và rộng. Những tình cảm, như những làn sóng gợn, những
vòng tròn sau cái phẩy tay ném đá của đứa trẻ xuống mặt hồ. Tác giả viết ngay ở
trang đầu tiên, tập thơ này là một tập hợp những bài thơ còn lại sau thời học
trò sau chiến tranh sau ngục tù sau trôi sông lạc chợ và cho đến nay nơi hải
ngoại. Cho nên nó là một tập hợp những tình cảm từ thời học trò, những bài thơ
cho những người yêu, thời
chiến tranh, ngục tù, những bài thơ dành cho những người bạn, trôi sông lạc
chợ, đầy hình ảnh miếng ăn, sự đói kém, sự khao khát phục hồi niềm tin vào cuộc
sống, và những năm tháng hải ngoại, có lẽ sẽ là những năm tháng dài nhất trong
cuộc đời, với những hỉ nộ ái ố còn sót lại. Nổi bật lên trên cái nền vàng âu
yếm day dứt của thăng trầm, là những bài thơ viết về mẹ.
Tôi
nhớ một đoạn Kinh Thánh trong sách Truyền đạo, một cuốn sách đầy triết lý đời
sống, một tác phẩm kinh điển của Sa lô môn, người đã đi qua hết những thăng
trầm, ngồi lại kết luận đời mình: phàm sự
gì có thì tiết, mọi việc dưới trời có kỳ định. Có kỳ sinh ra, và có kỳ chết, có
kỳ trồng, và có kỳ nhổ vật đã trồng……., có kỳ khóc và có kỳ cười, có kỳ than
vãn và có kỳ nhảy múa……. Tôi đoán rằng Phạm Hồng Ân, cũng như mọi người,
cũng như tôi, người làm thơ đã đi qua nhiều kỳ như vậy, mỗi kỳ một giai đoạn
như vậy, và bằng ngôn ngữ của thơ, viết lại những giai đoạn, những thời kỳ, đã
đi qua trong đời mình, như một bộ sưu tập, để viết lại, nhớ lại, bày tỏ mình,
bày tỏ cho người…
Mỗi
giai đoạn là một sự bày tỏ thiết tha của tình cảm, tôi đọc một bài ngắn lục bát
tự do
cho một người yêu “nào đó”, lục bát, có lẽ là một sở trường của nhà thơ, vì nó
xuất
hiện
khá suôn sẻ, trơn tru trong suốt tập thơ:
Về thôi
đêm đã đầm đìa
Như em cắn giọt lệ chia sớt người
Về thôi
buồn ứ máu tươi
Khuya ta rơi xuống thành lời tiễn đưa
Xe lăn đỏ bụi thời xưa
Ôi năm năm cũng chưa vừa vết thương…
Và bạn, tôi ngạc nhiên thấy
những người bạn của tác giả xuất hiện đây đó trong tập
thơ, những người bạn trong suốt thời chinh chiến,
thất lạc, hoài niệm, không phải là lác đác, hay tình cờ, những người bạn được
trải chiếu cho ngồi, tại những địa điểm nồng nàn, riêng biệt, cùng những ngôn
từ thân thiết, tha thiết, đôi khi phơi bày cả gan ruột:
Mày hãy ngồi đây chơi rượu đế
Nền đất, chiếu rơm, trời sáng trăng
Không ai ca sĩ, ta hò hét
Ðời vui
đâu thể thiếu âm thanh.
Thằng bạn mười năm xa cố xứ
Mười năm hề tựa giấc chiêm bao
Phiêu bạt nghìn phương còn sót lại
Trái tim rào rạt thiên tình sầu.
Mày về ta khoái trá vô cùng
Tri kỷ buồn vui thời mạt lộ
Mày về sừng sững như anh hùng
Lòng mở tan hoang nghìn cửa sổ.
Và
mẹ, một chỗ ngồi trân trọng khác, không chỉ là thơ, nhưng còn trong những bài
viết ngắn dài. Bài thơ làm cho tôi phải lắng đọng giây lát, khi nhớ lại Biển
Rộng Hai Vai. Phạm Hồng Ân, tôi muốn chia xẻ với ông rằng tôi yêu mến bài thơ
này:
Nhiều
nhất, vẫn là những chỗ dành cho riêng chàng. Tôi, người xuất hiện nhiều nhất
trong toàn tập thơ, những khúc mắc không thể san sẻ, hay san sẻ rồi mà vẫn
không thể hài lòng, vì người thơ vốn khó tính, vốn khó tìm được sự đồng cảm….
Ðêm nay trời bỗng dưng trở lạnh
Ðất ẩm mù sương buổi lập đông
Ta chợt soi đời trong gương vỡ
Ngờ đâu đánh mất một làn hương.
Ta là kiếm sĩ sầu sông núi
Bẻ gãy gươm nhìn lịch sử quay
Em nuôi hèn mọn thân cổ thụ
Ðành
ngó hư không tiếng thở dài.
Ta đốt lửa lên. Và ngắm biển
Lập lòe
sóng bạc liếm đêm thâu
Rót cốc rượu bình thời quốc chiến
Ngồi đây khuấy đọng một phương sầu.
Ta mượn than hồng hâm nóng lại
Khơi dòng nhật nguyệt ngậm ngùi trôi
Giang hồ đành gác đường gươm bại
Hào khí chơi vơi đáy vực đời.
Tôi
biết tác giả vốn là một người đã tin và tiếp nhận Chúa Jesus Christ trong cuộc
đời mình, đó là lý do khiến chúng tôi gặp nhau trong mênh mông biển rộng của
văn chương. Tôi tìm một vài
câu mà Phạm Hồng Ân đã nói về Đấng mà ông yêu kính, để hoàn tất những tình cảm
mênh mông của tập thơ mà ông cưu mang nhiều năm dài:
Chiếc ghế trống
Trống màu xanh của ngọn mây lủng lẳng
Trên vòm ngực hoài niệm
Ngày Chúa Nhật.
Chiếc ghế trống
Hun hút lời Thánh Kinh vỡ toang trái tim
Thập Tự
Và có phải là, cũng từ trong những tình
cảm ấy, nay có cái còn lại, có cái đã mù mịt xa, có cái đã cuối trời phiêu
lãng, vẫn còn dội lại trong lòng người làm thơ những hồi trống cô đơn mà có đến
ngàn năm vẫn không dứt ra được? Nên cho dù đến bảy mươi, hoặc tám mươi, những
người của Kinh Thánh: tuổi tác các ngươi
đếm được bảy mươi, còn bất quá thì đến tám mươi… hoặc chín mươi something,
thì cũng vẫn cứ hoài vọng về quá khứ, băn khoăn cho hiện tại, và bứt rứt cho
tương lai dù biết rằng mọi điều rồi sẽ qua đi như một người
chẳng bao giờ tắm lại trong một dòng sông cũ, vì nước cứ luân chuyển mãi, có
bao giờ ngơi nghỉ đâu.Trống màu xanh của ngọn mây lủng lẳng
Trên vòm ngực hoài niệm
Ngày Chúa Nhật.
Chiếc ghế trống
Hun hút lời Thánh Kinh vỡ toang trái tim
Thập Tự
Nội học toán nhẩm xem mình mấy tuổi
Gần sáu
mươi sao cứ mãi làm trò?
Lấy hiện tại Nội trừ vào quá khứ
Thành tương lai là những nỗi âu lo.
TRẦN
NGUYÊN ĐÁN
No comments:
Post a Comment