Thursday, July 4, 2013

Ngất Ngưởng Một Đời Mây



thơ


Ngt Ngưởng Mt
Đời Mây

                     Phm Hng Ân



Ngất Ngưởng Một Đời Mây




những bài thơ còn lại
từ
thời học trò
thời chiến tranh
thời ngục tù
thời trôi sông lạc chợ
ở hải ngoại.

tựa
Trần Nguyên Đán (Mục Sư Lữ Thành Kiến)
Nguyễn Vy Khanh

bìa & tranh
Nguyễn Long & Nguyễn Sơn

phụ bản
Kim Oanh
Vũ Uyên Giang
Thu Thuyền
Phạm An Golden
Phạm Hồng Ân

trình bày
tác giả

ấn hành
Hiên Thư Các, 2013




Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân




Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân
Từ khi đến với văn-chương, khác với các bộ môn lý luận, tiểu-thuyết, ... thơ với chúng tôi là cả một cuộc hành trình đi tìm hoặc dõi theo cái hồn khí của nhà thơ, có khi đon sơ chỉ là đi tìm lại cuộc đời, một sống lại, tìm lại, ... Một hành trình nhiều đứt đoạn nhưng vẫn liên tục, ... Tìm kiếm, vì cái thế giới đã hình thành xem ra khó thấy ở trần gian, nhất là đối với người Việt. Tìm kiếm ở đây thiển nghĩ cũng là để sống trọn vẹn hơn cái số phần làm người! Bởi, thơ là những biểu hiện bên ngoài, những nhu cầu bộc lộ của đời sống nội tâm, là nơi ẩn chứa những khoảnh khắc của tâm trạng, khởi từ dòng sinh động hoặc thầm lặng của đời sống, từ những liên hệ giữa con người với con người hoặc với ngoại cảnh biến hóa khôn cùng, ...
Mỗi tâm hồn nhà thơ là một không-gian ẩn chứa những ẩn số nhiệm mầu, nơi đó có thể tìm thấy những ám ảnh cũng như những gì xa lạ, huyền bí nhất. Tất cả như một thế-giới tiềm ẩn nhưng có thể bền bĩ hoạt động mà ý thức không kiểm soát được. Một tình yêu chớm nở như một tiếng sét, một chạnh lòng chợt đến chợt đi,... Đưa đến sáng-tạo, đưa huyền mơ thành thực hữu. Qua câu thơ, qua điệu nhạc của con chữ! Người thưởng thức thi ca đến với thơ thường qua một mối giao cảm nào đó, mà đối tượng của sự nắm bắt là chính tác giả của những biểu hiện qua con chữ, những “chứng từ” văn-chương. Có thể nói rằng thế giới thi ca Phạm Hồng Ân đã đến với chúng tôi dưới dạng đồng cảm.
Thơ Phạm Hồng Ân là thi ca của tình yêu, và tình nước. Trước biến cố 30-4-1975, nhà thơ là sĩ quan Hải Quân, nên trong thơ ông, người đọc dễ tìm thấy biển và nước, ở miền Nam Cộng-hòa cũng như ở Hoa-kỳ bây giờ và riêng với ông, là biểu tượng của tình-yêu và tình nước. Chan chứa mà dũng cảm, những vần thơ của người chiến sĩ!
Ta về nằm giữa biển đông
Hai tay ôm lấy trăm sông nghìn rừng
Nghìn rừng đau nỗi sầu chung
Trăm sông sầu mối đau cùng nước non
Ta về ngồi dưới cội nguồn
Ngu ngơ theo tiếng chim muông lạc bầy
Ta về ngồi dưới chân mây
Xé câu thơ cổ quăng đầy thiên thu
Ta về thương kiếp phù du
Nghìn rừng giông bão ngục tù trăm sông
(Nghìn Rừng Giông Bão Ngục Tù Trăm Sông)

Thật vậy, phần lớn cảm hứng của nhà thơ khởi từ chuyện chiến-tranh, chiến hữu, chuyện trước sau, mất còn. Và còn tình nhà qua nhiều bài trong tập: tình nghĩa cha mẹ, vợ chồng, con cháu, ... mà có lẽ cảm động nhất là 'bức tranh' ông trở về mái nhà xưa:
Con trở lại ngôi nhà xưa lạnh lẽo
Nhìn dòng sông in bóng nước phù vân
Ba thật sự trở thành người thiên cổ
Bình hương tro nằm đựng xác thân tan.
(...) Ba là sách gối đầu con vinh hiển
Là nước nguồn làm trong sạch đời con
Là ca dao đưa con về nguồn cội
Là quê hương vang dội tiếng hò khoan.
Con trở về ngôi nhà xưa dột nát
Bới tàn tro để tìm lại dư hương
Chỉ còn đây di ảnh ba nhòa nhạt
Ôi mất rồi một mái ấm yêu thương (Trở về mái nhà xưa)
Lục bát là thể thơ mang hồn dân-tộc Việt, với mỗi nhà thơ còn là hồn thơ thiết tha, tình tự, vì thể loại này đầy nhạc tính và đủ uyển chuyển để diễn tả tâm tình. Phạm Hồng Ân đã đa dạng hóa 10 bài Lục Bát Tình và một số bài lục bát khác như Trần Truồng Kiếp Hoa :
Cởi tung dây trói vô thường
Trần truồng một kiếp phấn hương nhãn tiền
Nằm đây gió lộng chân hiên
Xé mây lót ổ mật thiền nhập tâm
Lắng lòng nghe sóng huyền âm
Từ trong thần thoại trầm luân trở về
Cõi em thục nữ u mê
Da sông thịt biển bề bề núi non
Quấn quanh ta một nỗi buồn
Ngàn năm mãi mãi trần truồng kiếp hoa.
Một nhà thơ đáng kể là người có nhiều phong cách, với giọng điệu riêng,... Với phương tiện của cấu trúc và hình-thức, Phạm Hồng Ân đã thành công chuyển tải được ý và hồn thơ vào thơ và đến được, đánh động được tâm hồn độc giả của mình. Đây là cảnh cho tình nhập hồn:
Chicago. Bão tuyết. Tan.
Rừng cung tay đứng bạt ngàn. Khẳng khiu.
Sông đong băng giá. Buồn thiu.
Phố nằm vùi dưới tịch liêu. Bạc đầu.
Sầu ta trắng xóa đỉnh cao
Ðời buông thạch nhũ lao đao cội nguồn.
Cuộn nhau trong đất trời buồn
Ðôi chân Bắc Mỹ. Linh hồn Cửu Long. (Chicago)
Hay hình ảnh người tình nhập vào thơ thành bức tranh siêu thực:
Ướt đẫm đời ta cơn mưa Phan Thiết
Ba mươi năm còn rớt lại sợi thương
Dù em có theo sông đi biền biệt
Sợi thương kia vẫn thành sóng xuôi dòng.
Vạt tóc nghiêng em che đêm Phú Quý
Làm âm u một góc biển ta đi
Trăng Ngũ Phụng thua mắt em huyền bí
Trời đông phương chìm xuống cõi man di
Ðôi môi em ngọt mãng cầu Hàm Thuận
Và lao đao mùa gió bấc vườn ta
T(...) Ta muốn nằm trên ngọn sóng Cà Ty
Ðẩy mái chèo lướt trăng non về bến. (Phan Thiết và Em)
Thơ là cảm xúc và rung động, qua những biểu hiện tinh vi, tế nhị của hồn người. Nhiều bài thơ của Phạm Hồng Ân khiến/giúp người đọc hướng tâm hồn về cánh cửa của thi ca, và một khi đã vào bên trong thơ ông, độc giả mới tìm thấy hoặc thấy lại hồn mình và cả những cái mà nhà thơ không nói ra. Thành công của nhà thơ là ở đó!
Có thể nói toàn tập thơ Phạm Hồng Ân đã phác thảo lúc ẩn lúc rõ nét các vết thương của thời-gian, của cuộc nhân sinh, từ tác-giả ra đến đồng loại, bằng hữu, sống cũng như đã khuất,... Vì cuộc đời không trơn tru, vì Thiên đàng đã mất, vì ... và vì... Với tác-phẩm, ông đã thành công phát tiết ra vài âm thanh cuồng nộ của thân phận nhỏ nhoi con người Việt-Nam đứng trước những mưu toan của những con người và những tập đoàn Việt cũng như không-Việt. Như những âm vang bi đát từ hư vô phát ra... Có thể nói thơ của Phạm Hồng Ân được nuôi dưỡng bằng những cái kinh qua, những đau khổ và hạnh-phúc của đời người, đời ông cùng với đời người đồng thời.
Ngất Ngưởng Một Đời Mây mở đầu tập thơ, nhà thơ vừa tâm sự vừa báo trước những mây trời trong cuộc đời ông:
Trộn mây vào chân tung bước giang hồ
Thời giọc biển khuấy sông chuyển đèo dời núi
Trộn mây xuống tim nghe tình diệu vợi
Thời em cổ tích tiếng sáo Trương Chi.
Ngất ngưởng ta, đời mây ảo giác
Trôi trôi trôi một giấc cuồng quay
Phóng lên cao là hư vô mù mịt
Té xuống đời là bão nhảy mưa bay.
Ngậm chút gió la đà kiêu hãnh
Phù thủy ta bẻ bút ném thơ
Nhật nguyệt khóc nỗi đau Thần Thánh
Chữ nghĩa treo vần điệu bơ vơ...

Phạm Hồng Ân Ngất Ngưởng Một Đời Mây có thể vì yêu mây trời mà cũng có thể vì đời thoáng qua... Nhà thơ dõi theo mây trời, thích mây trời trôi ngang qua, hoặc ở cuối chân trời mây mới thật đẹp, mới tuyệt vời. Đam mê cái đẹp, nhà thơ đồng thời thích cái động của mây trời: cái động mới có thực, làm nên cái hiện sinh. Qua thơ, Phạm Hồng Ân vừa hướng dẫn người đọc xem ... mây, vừa làm nhân chứng mà cũng là người qua đường hoặc người có thói dấu kín cho riêng mình. Nhà thơ lảng vảng quanh đây, chịu đau khổ, để làm chứng, giải mã, ... những mẫu đời kỳ thú, lạ lẫm và cả bất thường, quái đản,...
Mặt khác, trong thơ Phạm Hồng Ân cho thấy có những mặt người tàn bạo, khủng khiếp, những khuôn mặt của địa ngục: những đám mây đen đưa giông bão, tai họa đến! Cuối bài thơ mở đầu, nhà thơ đã cho biết :
Cắn chút mưa sụt sùi cô độc
Mùi Satan theo máu chảy về da
Ném tới đầu cái-ta-sau dội ngược
Chạy cuối hàng cái-ta-trước quỉ ma.
Ngất ngưởng mây chỉ là sương với khói
Ngất ngưởng ta là cát bụi hóa thân
Sáng thức dậy nghe nghìn trùng tiếng gọi
Ta ngậm ngùi ôm hoài niệm ăn năn.
Thân phận người Việt từ giữa thế kỷ XX đã phải mang tính bi thảm dù sống ở phần đất nào của đất nước. Chiến-tranh và hậu quả của nó đã đeo đuổi cả đời người mỗi chúng ta. Muốn sống an bình trong một thế giới tưởng đã hình thành, đã là ảo vọng, đã là cái gì khó có được. Thơ khi thành con chữ trở thành chứng giám cho một thế gian không an bình, cho những giấc mơ dù nhỏ thế nào cũng khó đạt được. Chiến-tranh và con người hành xử cuộc chiến, từ người điều binh khiển tướng đến người lính vô danh, những tưởng đã tiêu diệt thi ca và văn-chương nói chung, lại khiến dựng nên một nền văn-học chiến-tranh độc đáo với sự tham gia của nhiều thế hệ thơ văn.
Yêu thích một hoặc nhiều bài thơ của một người thơ thiển nghĩ cũng chính là từng sống từng cảm nghiệm đâu đó cùng những phân ly, hạnh-phúc, những đam mê, những nổi, những ... và những ... Người đến với thơ và nhà thơ như cùng đồng hành chung một hay nhiều đoạn đường! Con đường thể hiện qua bước chân thực hữu và qua những âm thanh vang vọng từ những bước đi!
Phạm Hồng Ân đến với thơ văn từ trước dù chính thức góp mặt với thế giới văn-chương hải-ngoại từ khi định cư ở Hoa-kỳ và trình làng các tuyển tập thơ văn, mới nhất là tập Ngất Ngưởng Một Đời Mây người thưởng ngoạn đang có trong tay, gồm “những bài thơ còn lại từ thời học trò, thời chiến tranh, thời ngục tù, thời trôi sông lạc chợ và ở hải ngoại” - như nhà thơ báo trước ở đầu tập thơ. Thi ca vốn đơn sơ nhưng cũng là phức thể, có trên trần gian cũng được mà không có có khi lại rất thiếu sót, cái thiếu khiến cuộc nhân sinh vô nghĩa, nhất là đối với người Việt vốn là dân-tộc có thể nói là sính thơ nhất! Cũng vì tính phổ cập và tự nhiên, mà thi ca hôm nay cần được làm mới để đi vào tâm hồn người đọc, mới ở hình-thức sử-dụng con chữ mà cũng có thể là ở phong cách. Cùng sống sót trở về từ các trại gọi là 'cải tạo', nhưng 'giọng thơ' Phạm Hồng Ân khác xa với những Nguyễn Sỹ Tế, Dương Tử, Trạch Gầm,... Thơ văn hải-ngoại tiếp nối truyền thống khai phóng, tự do, nhân bản của văn-học miền Nam, sau gần bốn thập niên, với nhiều thế hệ nhà văn thơ, từ nhiều năm qua đang lâm vào khủng hoảng. Trong cuộc sống còn này, thơ là lãnh vực chịu nhiều thiệt thòi và mang nhiều vết thương nhất, nhà thơ của văn-học hải-ngoại đã và sẽ làm được gì? Người thưởng thức thơ lúc nào cũng hy vọng vì một ngôn-ngữ thiếu thi ca là một ngôn-ngữ chết!
Phạm Hồng Ân đã thử nghiệm một số cách tân cho thơ ông qua nhiều bài trong tuyển tập như Bốn, Năm, Sáu, Bảy, Tám làm mới thơ lục bát:
1. Sông. Ðêm. Xuồng. Nước khua dầm.
Trăng lên. Bãi cạn. Rượu cầm bạn xa.
Tiếng đàn kìm. Buốt tim ta.
Sáu câu vọng cổ la đà. Phù hư.
Em. Trong chén rượu. Ngục tù.
Ðáy kim cổ vẫn mịt mù sắc, không.
2. Trăng. Sông. Rượu. Nước phiêu bồng.
Hồn thơ Lý Bạch ngược dòng ra khơi.
Văn chương. Thế sự. Rối bời.
Cạn ly tuế nguyệt. Giận thời phù sinh.
Bạn. Ta. Lãng Ðãng. Khối tình.
Vuốt râu. Hào sảng. Cười khinh bạc đời. (Năm)
Thơ Phạm Hồng Ân đến với chúng ta trong một hoàn cảnh sống đặc-biệt của kiếp nhân sinh người Việt lưu vong ở xứ người, khởi từ ý chí và tâm thức chúng-tôi-muốn-sống! Cảm ơn nhà thơ Phạm Hồng Ân đã cho người yêu thơ những phút giây trầm lắng và hạnh-phúc trong những miền quá vãng, như những lưu dân trở lại, trở về và đang sống, để chiêu niệm cũng như nhận chân để nhìn lại và nhìn rõ về phía trước! Bởi, hôm nay vẫn là hoài vọng, nói như nhà thơ:
Rồi có lúc chúng ta cũng trở về biển (...)
Rồi có lúc chúng ta cũng đi vào huyền thoại
Những thế hệ thủy triều xóa mất dấu vết
chiến tranh.
Chỉ còn lại mảnh trời xanh
Lặng lẽ bay ngang vòm nhà dưỡng lão.
Biển cũng thét gào áo não
Trăn trở bạc đầu thế hệ mai sau.
Rồi có lúc chúng ta cũng đi vào huyền sử
Những con dã tràng xe cát tạo hình
Như bầy hải âu năm xưa đi tìm hoa biển
Như con tàu mất phương hướng
Như Anh mất Em
Giữa giông bão đời người.
Rồi có lúc chúng ta cũng là thân tàu
Kẻ trước người sau
Tung tăng theo sóng.
Rồi...biển cũng muôn đời là biển
Chỉ có chúng ta
Tan tành như bọt nước... (Về Biển)

Nguyễn Vy Khanh
Montreal 22-4-2013

NGẤT NGƯỞNG MỘT ĐỜI MÂY



NGẤT NGƯỞNG
MỘT ĐỜI MÂY
Trần Nguyên Đán



Ngất ngưởng, hình dung ra một cái gì đó cao chót vót, mà lại chênh vênh, không thăng bằng, liên tưởng một đám mây, cao là thế, nhưng một chiếc máy bay bay ngang, lại bị xô dạt, rồi lại tụ, và lại ngất ngưởng. Ngất ngưởng, cũng làm người ta hình dung ra sự cô đơn, vì cao quá thì không có mấy ai vói tới, và chơi với. Tôi cho rằng tác giả khi hình dung ra cái đề tài này đã tự thấy một cái gì cô đơn, cho dù… ngất ngưởng.
Tôi biết Phạm Hồng Ân viết văn từ Việt Báo, nhưng đọc thơ ông từ Da Màu, Tiền Vệ, Sáng Tạo, cũng là những nơi tôi viết. Tôi cũng là người ngỏ lời làm quen với ông khi khám phá ông cùng một niềm tin với mình. Tôi nghĩ ông “đủ sức” đảm đương hai vai trò này trên những diễn đàn nổi tiếng của hải ngoại. Nhưng nếu có thể gọi ông là một “nhà” nào đó, tôi thích gọi ông là một nhà thơ hơn. Thơ của Ân gần với Thơ của Đán hơn.
Tôi thử đọc một vài câu trong bài thơ đầu tiên  của Phạm Hồng Ân, người tôi mới gặp
lần đầu cách đây vài ngày, tại nhà riêng của ông, thành phố Escondido, một thành phố trắng trẻo, đẹp trai và gái của California, kế cận San Diego, chuyện trò khoảng nửa tiếng, mà không có tiếng nào nói về thơ cả.
Ngất ngưởng mây chỉ là sương với khói
Ngất ngưởng ta là cát bụi hóa thân
Sáng thức dậy nghe nghìn trùng tiếng gọi
Ta ngậm ngùi ôm hoài niệm ăn năn
Nhưng tới chừng đọc vào những trang trong, như người đang lần mò đi trong một hang động, ra đến cửa thấy ánh sáng, thì thấy rằng chẳng phải chỉ là cô đơn, nó còn cái gì khác. Đọc chậm hơn, kỹ hơn, suy nghĩ, thấy còn thêm nhiều cái khác. Nó là những tình cảm, trải rất dài và rộng. Những tình cảm, như những làn sóng gợn, những vòng tròn sau cái phẩy tay ném đá của đứa trẻ xuống mặt hồ. Tác giả viết ngay ở trang đầu tiên, tập thơ này là một tập hợp những bài thơ còn lại sau thời học trò sau chiến tranh sau ngục tù sau trôi sông lạc chợ và cho đến nay nơi hải ngoại. Cho nên nó là một tập hợp những tình cảm từ thời học trò, những bài thơ cho những người yêu, thời chiến tranh, ngục tù, những bài thơ dành cho những người bạn, trôi sông lạc chợ, đầy hình ảnh miếng ăn, sự đói kém, sự khao khát phục hồi niềm tin vào cuộc sống, và những năm tháng hải ngoại, có lẽ sẽ là những năm tháng dài nhất trong cuộc đời, với những hỉ nộ ái ố còn sót lại. Nổi bật lên trên cái nền vàng âu yếm day dứt của thăng trầm, là những bài thơ viết về mẹ. 
Tôi nhớ một đoạn Kinh Thánh trong sách Truyền đạo, một cuốn sách đầy triết lý đời sống, một tác phẩm kinh điển của Sa lô môn, người đã đi qua hết những thăng trầm, ngồi lại kết luận đời mình: phàm sự gì có thì tiết, mọi việc dưới trời có kỳ định. Có kỳ sinh ra, và có kỳ chết, có kỳ trồng, và có kỳ nhổ vật đã trồng……., có kỳ khóc và có kỳ cười, có kỳ than vãn và có kỳ nhảy múa……. Tôi đoán rằng Phạm Hồng Ân, cũng như mọi người, cũng như tôi, người làm thơ đã đi qua nhiều kỳ như vậy, mỗi kỳ một giai đoạn như vậy, và bằng ngôn ngữ của thơ, viết lại những giai đoạn, những thời kỳ, đã đi qua trong đời mình, như một bộ sưu tập, để viết lại, nhớ lại, bày tỏ mình, bày tỏ cho người…
Mỗi giai đoạn là một sự bày tỏ thiết tha của tình cảm, tôi đọc một bài ngắn lục bát tự do cho một người yêu “nào đó”, lục bát, có lẽ là một sở trường của nhà thơ, vì nó xuất 
hiện khá suôn sẻ, trơn tru trong suốt tập thơ:
Về thôi đêm đã đầm đìa
Như em cn git l chia st người
Về thôi bun máu tươi
Khuya ta rơi xung thành li tin đưa
Xe lăn đỏ bi thi xưa
Ôi năm năm cũng chưa va vết thương…
Và bạn, tôi ngạc nhiên thấy những người bạn của tác giả xuất hiện đây đó trong tập
thơ, những người bạn trong suốt thời chinh chiến, thất lạc, hoài niệm, không phải là lác đác, hay tình cờ, những người bạn được trải chiếu cho ngồi, tại những địa điểm nồng nàn, riêng biệt, cùng những ngôn từ thân thiết, tha thiết, đôi khi phơi bày cả gan ruột:
Mày hãy ngồi đây chơi rượu đế
Nền đất, chiếu rơm, tri sáng trăng
Không ai ca sĩ, ta hò hét
Ðời vui đâu th thiếu âm thanh.

Thằng bn mười năm xa c x
Mười năm h ta gic chiêm bao
Phiêu bạt nghìn phương còn sót lại
Trái tim rào rạt thiên tình su.

Mày về ta khoái trá vô cùng
Tri kỷ bun vui thi mt l
Mày về sng sng như anh hùng
Lòng mở tan hoang nghìn ca sổ.
Và mẹ, một chỗ ngồi trân trọng khác, không chỉ là thơ, nhưng còn trong những bài viết ngắn dài. Bài thơ làm cho tôi phải lắng đọng giây lát, khi nhớ lại Biển Rộng Hai Vai. Phạm Hồng Ân, tôi muốn chia xẻ với ông rằng tôi yêu mến bài thơ này:
Tôi về dm du giày lang bạt
Hồn lc loài như đứa tr hoang
Tôi về ôm trái tim tan nát
Nhìn má nằm im th nhc nhn.

Tôi về úp mt lên tay má
Tìm lại bình yên thu thiếu niên
Ôi, cánh tay gầy như cánh lá
Vườn đời ln đận mt nim riêng.

Tôi về gi mng lên ngun cội
Nghe ấm tng chương lc bát xưa
Mười năm ta áng mây trôi nổi
Bèo giạt hoa trôi chuyn nng mưa.

Tôi về nhìn má trên giường bnh
Bên ánh đèn phai nht bóng đêm
Má ơi! Con đốt trm hương cũ
Tìm lại bình yên thu thiếu niên..

Nhiều nhất, vẫn là những chỗ dành cho riêng chàng. Tôi, người xuất hiện nhiều nhất trong toàn tập thơ, những khúc mắc không thể san sẻ, hay san sẻ rồi mà vẫn không thể hài lòng, vì người thơ vốn khó tính, vốn khó tìm được sự đồng cảm….
Ðêm nay tri bng dưng tr lnh
Ðất m mù sương bui lp đông
Ta chợt soi đời trong gương v
Ngờ đâu đánh mt mt làn hương.

Ta là kiếm sĩ su sông núi
Bẻ gãy gươm nhìn lch s quay
Em nuôi hèn mọn thân c th
Ðành ngó hư không tiếng th dài.

Ta đốt la lên. Và ngm biển
Lập lòe sóng bc liếm đêm thâu
Rót cốc rượu bình thi quc chiến
Ngồi đây khuy đọng mt phương su.

Ta mượn than hng hâm nóng lại
Khơi dòng nht nguyt ngm ngùi trôi
Giang hồ đành gác đường gươm bại
Hào khí chơi vơi đáy vc đời.
Tôi biết tác giả vốn là một người đã tin và tiếp nhận Chúa Jesus Christ trong cuộc đời mình, đó là lý do khiến chúng tôi gặp nhau trong mênh mông biển rộng của văn chương. Tôi tìm một vài câu mà Phạm Hồng Ân đã nói về Đấng mà ông yêu kính, để hoàn tất những tình cảm mênh mông của tập thơ mà ông cưu mang nhiều năm dài:

Chiếc ghế trống
Trống màu xanh của ngọn mây lủng l
ng
Trên vòm ngực hoài niệm
Ngày Chúa Nhật.

Chiếc ghế trống
Hun hút lời Thánh Kinh vỡ toang trái tim
Thập Tự
Và có phải là, cũng từ trong những tình cảm ấy, nay có cái còn lại, có cái đã mù mịt xa, có cái đã cuối trời phiêu lãng, vẫn còn dội lại trong lòng người làm thơ những hồi trống cô đơn mà có đến ngàn năm vẫn không dứt ra được? Nên cho dù đến bảy mươi, hoặc tám mươi, những người của Kinh Thánh: tuổi tác các ngươi đếm được bảy mươi, còn bất quá thì đến tám mươi… hoặc chín mươi something, thì cũng vẫn cứ hoài vọng về quá khứ, băn khoăn cho hiện tại, và bứt rứt cho tương lai dù biết rằng mọi điều rồi sẽ qua đi như một người chẳng bao giờ tắm lại trong một dòng sông cũ, vì nước cứ luân chuyển mãi, có bao giờ ngơi nghỉ đâu.
Nội hc toán nhm xem mình my tuổi
Gần sáu mươi sao c mãi làm trò?
Lấy hin ti Ni tr vào quá kh
Thành tương lai là nhng ni âu lo.

TRẦN NGUYÊN ĐÁN
           












KHÉP, ngất ngưởng một đời mây




KHÉP, ngất ngưởng một đời mây


Khép. Tôi muốn làm công việc này. Khép lại trang thơ cuối của Ngất Ngưởng Một Đời Mây. Khép lại những thời những kỳ... đã quá khứ, đã trôi qua trong đời. Cám ơn nhà thơ Trần Nguyên Đán, ông rất xác thực khi hình dung ra "cái cô đơn" trong Ngất Ngưởng Một Đời Mây. Có ai làm thơ mà không có một lần cô đơn bao giờ? Có ai lên đỉnh cao, dù đỉnh "hy vọng" hay "tuyệt vọng" mà không cảm thấy lẻ loi bao giờ? Tôi ở trạng thái đó trong thời làm thơ với bạn học, trong thời quá vãng của cuộc chiến, trong thời bị bỏ rơi, bị hành hạ nơi lao tù, trong kỳ nhìn đồng đội thoá mạ lẫn nhau khi no cơm ấm cật, trong kỳ muốn tha thứ kẻ thù theo lời Chúa phán mà lòng thì chưa muốn thứ tha, trong kỳ chưa trọn vẹn niềm tin, phân lý phân trí vân vân...Chưa kể những ray rức nội tâm, sau các cuộc tình hào phóng lúc thanh niên.
Trong "cái cô đơn" còn có "cái mạo hiểm" gắn bó. Thời Tản Đà, ông đã từng thốt "Văn chương hạ giới rẻ như bèo". Biết vậy, gần năm mươi năm qua, tôi vẫn lì lợm nhào lộn trong thế giới văn chương rẻ rúng đó. Thê thảm hơn, THƠ là loại văn chương ít người đọc nhất, cũng không phải là một nghề mưu sinh, thế mà nó vận vào thân như mệnh số trong gần suốt một đời người. Như vậy, có phải mạo hiểm chăng?
Khép. Cũng có nghĩa sẽ Mở. Khép cái cũ, Mở cái mới. Khép Ngất Ngưởng Một Đời Mây để Mở Ngất Ngưởng khác, Đời khác. Thi tập này chưa kịp gửi in, tôi đã có trong tay những trang Thơ mới, dành cho thi tập mới. THƠ...rất ít người đọc. Nhưng cần gì? Trong "chốn hạ giới" này, TRI KỶ TRI ÂM dễ có mấy ai? Tôi cứ lì lợm nhào lộn trong thế giới chữ nghĩa của mình. Cứ tuôn ra những gì cần tuôn. Cứ chảy ra những điều muốn chảy. Nói cách khác, tôi muốn có CĂN CƯỚC THƠ cho chính mình. Hay như nhà phê bình Nguyễn Vy Khanh, một "CHỨNG TỪ" văn chương.
Cuối cùng, xin chân thành tri ân những đóng góp quý báu của các thân hữu trong tập thơ này. Ngoài ra, tác giả cũng không  quên cám ơn số "người đọc hiếm hoi" đã từng gắn bó với tác giả trong suốt thời gian qua.
                         
                     .Phạm Hồng Ân
                 Escondido, 06/05/2013






tác giả và cháu nội Phạm An Jaden


 tác giả và cháu nội Phạm An Jaden

Wednesday, July 3, 2013

ngất ngưởng một đời mây/phụ bản PHẠM AN GOLDEN



ngt ngưởng một đời mây                          
                               phụ bản PHẠM AN GOLDEN



NGẤT NGƯỞNG MỘT ĐỜI MÂY




NGẤT NGƯỞNG MỘT ĐỜI MÂY


Trộn mây vào chân tung bước giang hồ
Thời giọc biển khuấy sông chuyển đèo dời núi
Trộn mây xuống tim nghe tình diệu vợi
Thời em cổ tích tiếng sáo Trương Chi.

Ngất ngưởng ta, đời mây ảo giác
Trôi trôi trôi một giấc cuồng quay
Phóng lên cao là hư vô mù mịt
Té xuống đời là bão nhảy mưa bay.

Ngậm chút gió la đà kiêu hãnh
Phù thủy ta bẻ bút ném thơ
Nhật nguyệt khóc nỗi đau Thần Thánh
Chữ nghĩa treo vần điệu bơ vơ.

Cắn chút mưa sụt sùi cô độc
Mùi Satan theo máu chảy về da
Ném tới đầu cái-ta-sau dội ngược
Chạy cuối hàng cái-ta-trước quỉ ma.

Ngất ngưởng mây chỉ là sương với khói
Ngất ngưởng ta là cát bụi hóa thân
Sáng thức dậy nghe nghìn trùng tiếng gọi
Ta ngậm ngùi ôm hoài niệm ăn năn.
                   
                  *Escondido,05/03/2013



LỤC BÁT TÌNH




LỤC BÁT TÌNH




MỘT

Em từ tin kiếp v đây
Bắn ta mt mũi tên ngay huyt tình
Dù ôm thương tích vô hình
Ngẩn ngơ sut cuc hành trình trăm năm


HAI




HAI

I. Ðêm ta ngm bóng trăng người
Buồn le lói cháy mt đời hư hao
Bây giờ mt na trăng đau
Bên kia một na chia su ti tăm
Ðêm hun hút ch ta nằm
Người đi v nát cõi rm, trăng xưa.
II.Ta trôi trên ngọn sóng thưa
Hào quang là giọt trăng va rơi quanh
Ðêm Cali nh Sài Thành
Rượu Sài Thành nh bài hành phương xa
Hành phương xa nh trăng tà
Ôi, thân viễn x còn ta nhngười
Xin nhau một chút môi cười
Ðể đưa vui gia cuc đời lao đao.