Đọc
“THIÊN CỔ BÙI NGÙI” của Phạm Hồng Ân
*Tiết Thị Trung Trinh
Tập bản thảo “Thiên Cổ Bùi Ngùi” của anh Phạm Hồng Ân đã nằm gọn trong tay tôi,
lúc tôi vừa chân ướt chân ráo đến định cư tại Virginia. Anh gửi nó đến đây như
thay lời chúc mừng, như món quà dành tặng người đồng hương, tình cờ gặp nhau
nơi đất khách.
“...Áo Tím ơi! cố gắng đọc từng trang, từng dòng, từng chữ...trong tập bản thảo này. Rồi cho anh xin một bài tựa, hay một ý kiến về nó, để anh yên tâm xuất bản. Nhớ trung thực nhé cố nhân!...”
Ôi, những dòng chữ thân thuộc hiện đến, thuở học trò xa xưa lại vụt ùa trong trí tưởng, khiến tôi bàng hoàng nhớ về mái trường trung học công lập Cà Mau ngày nào. Lúc đó, anh học trên tôi bốn lớp. Anh là một chàng học trò nhút nhát, hiền lành đến độ ngơ ngác, thường bị các bạn trêu chọc, bông đùa. Anh biết làm thơ rất sớm, thơ anh xuất hiện trên báo Sài Gòn từ năm anh học đệ ngũ. Tuy nhiên, đối với tôi, thơ anh lúc đó rất lập dị, khó hiểu và trừu tượng một cách kệch cởm. Đại loại như:
“...Áo Tím ơi! cố gắng đọc từng trang, từng dòng, từng chữ...trong tập bản thảo này. Rồi cho anh xin một bài tựa, hay một ý kiến về nó, để anh yên tâm xuất bản. Nhớ trung thực nhé cố nhân!...”
Ôi, những dòng chữ thân thuộc hiện đến, thuở học trò xa xưa lại vụt ùa trong trí tưởng, khiến tôi bàng hoàng nhớ về mái trường trung học công lập Cà Mau ngày nào. Lúc đó, anh học trên tôi bốn lớp. Anh là một chàng học trò nhút nhát, hiền lành đến độ ngơ ngác, thường bị các bạn trêu chọc, bông đùa. Anh biết làm thơ rất sớm, thơ anh xuất hiện trên báo Sài Gòn từ năm anh học đệ ngũ. Tuy nhiên, đối với tôi, thơ anh lúc đó rất lập dị, khó hiểu và trừu tượng một cách kệch cởm. Đại loại như:
“...Bắt đầu lạ những râu đời chán nản
Ta bỏ về thành phố lạnh hơn sông
Mai đốt lửa cháy tàn miền dĩ vãng
Để già nua che kín mặt như rừng...”
( Nghĩ về Vũ Nhật Thúy – thơ PHA 1965 )
Ta bỏ về thành phố lạnh hơn sông
Mai đốt lửa cháy tàn miền dĩ vãng
Để già nua che kín mặt như rừng...”
( Nghĩ về Vũ Nhật Thúy – thơ PHA 1965 )
Hay
các câu trữ tình, lãng mạn đến độ “ kỳ quái ”:
“...Em về, buồn mọc dung nhan
Thuyền quyên lệ rữa hai hàng phấn đen...”
( Người trong cuộc – thơ PHA 1966)
Nhưng khi anh lên Sài Gòn, cuộc sống ném anh vào binh lửa, quẳng anh vào những trớ trêu của tình đời, bấy giờ thơ anh mới bắt đầu “ có hồn ”:
“...Thầy trở lại nhìn các em lần nữa
Những đầu xanh thơm bút vở học trò
Những chiếc áo viền đường bay quá khứ
Những màu môi sáng rực tuổi ngây thơ...”
( Nói với học trò – thơ PHA 1968)
Và đây là đôi dòng chân thật, từ giã bạn bè trước khi nhập ngũ :
“...Em về, buồn mọc dung nhan
Thuyền quyên lệ rữa hai hàng phấn đen...”
( Người trong cuộc – thơ PHA 1966)
Nhưng khi anh lên Sài Gòn, cuộc sống ném anh vào binh lửa, quẳng anh vào những trớ trêu của tình đời, bấy giờ thơ anh mới bắt đầu “ có hồn ”:
“...Thầy trở lại nhìn các em lần nữa
Những đầu xanh thơm bút vở học trò
Những chiếc áo viền đường bay quá khứ
Những màu môi sáng rực tuổi ngây thơ...”
( Nói với học trò – thơ PHA 1968)
Và đây là đôi dòng chân thật, từ giã bạn bè trước khi nhập ngũ :
“...Mai biệt xứ làm thân tàu bé nhỏ
Rượu mềm mội chưa ấm lại lòng đâu?
Đời rách rưới lang thang tìm bến đỗ
Bạn bè ơi, thương tiếc mãi thêm sầu...”
(Biệt xứ – thơ PHA 1969)
Rồi lần lữa nhiều năm trôi qua, tôi không gặp lại anh...Rồi sau cuộc đổi đời khốc liệt năm 1975, chúng tôi càng cách xa nhau hơn, tưởng chừng như không thể tương phùng. Thế mà, hôm nay, cầm trên tay quyển bản thảo “Thiên Cổ Bùi Ngùi” với những dòng chữ thân thuộc ngày nào, lòng tôi bỗng chùng xuống, rưng rưng không nén được xúc cảm.
Tôi đã đọc kỹ từng trang, từng dòng, từng chữ...như anh đã gửi gấm. Tôi đã ngồi suốt đêm thâu, nhớ lại những kỷ niệm, những gian truân mà thế hệ anh đã trải qua, một cách đọa đày. Phải chăng chính thế, mỗi lời thơ có mỗi chiều sâu...rất sâu của cuộc đời. Bài thơ nào cũng chan chứa tình người, đượm đầy tính-nhân-bản-luận. Dường như, anh có khát vọng vươn lên từ vũng tối âm u, xây dựng tình-yêu-tuyệt-đối trong một đất nước chiến tranh đến độ rã rời. Không có thứ tuyệt đối cho tình yêu, cũng như không có loại xã hội tĩnh lặng một cách lý tưởng – khát vọng anh chỉ là ảo vọng tan tành, chỗ...phía sau nỗi chấn động tàn khốc đó...đã làm bật ra “chất-thơ-của-riêng-anh”, trào ra những trang THIÊN CỔ BÙI NGÙI đầy bi thiết.
Thí dụ như viết về quê hương, anh phơi bày hiện thực một cách rất chân thật và bẽ bàng, khác với “kiểu” quê hương “ru ngủ”, “chiêu hồi Việt Kiều” bằng mọi hình tượng vỗ về như : “chùm khế ngọt, con đò nhỏ, cánh diều...” mà một số nhà thơ miền Nam sau 75 đã “bẻ bút” ca ngợi :
“...Quê hương là điều đã mất
Là điều còn lại trong tim...”
Hoặc :
“...Quê hương là men rượu đắng
Cụng ly say khướt một đời
Quê hương là vành khăn trắng
Tháng tư che kín một thời...”
(Tiếc Thương – TCBN trang bảy)
Rượu mềm mội chưa ấm lại lòng đâu?
Đời rách rưới lang thang tìm bến đỗ
Bạn bè ơi, thương tiếc mãi thêm sầu...”
(Biệt xứ – thơ PHA 1969)
Rồi lần lữa nhiều năm trôi qua, tôi không gặp lại anh...Rồi sau cuộc đổi đời khốc liệt năm 1975, chúng tôi càng cách xa nhau hơn, tưởng chừng như không thể tương phùng. Thế mà, hôm nay, cầm trên tay quyển bản thảo “Thiên Cổ Bùi Ngùi” với những dòng chữ thân thuộc ngày nào, lòng tôi bỗng chùng xuống, rưng rưng không nén được xúc cảm.
Tôi đã đọc kỹ từng trang, từng dòng, từng chữ...như anh đã gửi gấm. Tôi đã ngồi suốt đêm thâu, nhớ lại những kỷ niệm, những gian truân mà thế hệ anh đã trải qua, một cách đọa đày. Phải chăng chính thế, mỗi lời thơ có mỗi chiều sâu...rất sâu của cuộc đời. Bài thơ nào cũng chan chứa tình người, đượm đầy tính-nhân-bản-luận. Dường như, anh có khát vọng vươn lên từ vũng tối âm u, xây dựng tình-yêu-tuyệt-đối trong một đất nước chiến tranh đến độ rã rời. Không có thứ tuyệt đối cho tình yêu, cũng như không có loại xã hội tĩnh lặng một cách lý tưởng – khát vọng anh chỉ là ảo vọng tan tành, chỗ...phía sau nỗi chấn động tàn khốc đó...đã làm bật ra “chất-thơ-của-riêng-anh”, trào ra những trang THIÊN CỔ BÙI NGÙI đầy bi thiết.
Thí dụ như viết về quê hương, anh phơi bày hiện thực một cách rất chân thật và bẽ bàng, khác với “kiểu” quê hương “ru ngủ”, “chiêu hồi Việt Kiều” bằng mọi hình tượng vỗ về như : “chùm khế ngọt, con đò nhỏ, cánh diều...” mà một số nhà thơ miền Nam sau 75 đã “bẻ bút” ca ngợi :
“...Quê hương là điều đã mất
Là điều còn lại trong tim...”
Hoặc :
“...Quê hương là men rượu đắng
Cụng ly say khướt một đời
Quê hương là vành khăn trắng
Tháng tư che kín một thời...”
(Tiếc Thương – TCBN trang bảy)
Đọc thơ anh, sau một đêm dài trăn trở, khi xếp sách lại, cố dỗ giấc ngủ, tôi
lại vẫn còn thao thức với những kỷ niệm. Ôi! những kỷ niệm như vết chém, hằn
sâu trong ký ức, hằn sâu trên da thịt đời người. Mỗi bài thơ trong THIÊN CỔ BÙI
NGÙI là mỗi tình huống anh đã trải qua, anh đã va chạm. Những trang thiên
cổ mở ra...rồi khép lại. Quá trọn vẹn. Quá đầy đủ. Rất tiếc, tôi không thể nặn
óc moi tim viết TỰA được cho anh – như lời anh gửi gấm – bởi cố viết như thế
nào đi nữa, cũng không thể làm sáng giá thêm anh. Vì chính anh, chính thơ
anh...đã chiếm lĩnh hết rồi.
Hai câu thơ của anh trong bài PHẬN KIỀU :
“...Dưới ánh sáng Nguyễn Du
Thúy Kiều vẫn bất tử...”
(Phận Kiều – TCBN trang ba tám).
Phải chăng là những “dòng tiên tri” về “số-phận-thơ-anh”. Tôi có thể diễn nôm na rằng, dưới ánh sáng của nền thi ca hải ngoại, THIÊN CỔ BÙI NGÙI sẽ bất tử...và “số-phận-thơ-anh” cũng sẽ lận đận như số phận Thúy Kiều.
Tiết Thị Trung Trinh
“...Dưới ánh sáng Nguyễn Du
Thúy Kiều vẫn bất tử...”
(Phận Kiều – TCBN trang ba tám).
Phải chăng là những “dòng tiên tri” về “số-phận-thơ-anh”. Tôi có thể diễn nôm na rằng, dưới ánh sáng của nền thi ca hải ngoại, THIÊN CỔ BÙI NGÙI sẽ bất tử...và “số-phận-thơ-anh” cũng sẽ lận đận như số phận Thúy Kiều.
Tiết Thị Trung Trinh
No comments:
Post a Comment