Trang Mạng liên hệ
Thursday, February 5, 2015
*CẢM NGHĨ VỀ PHẦN VĂN CỦA QUYỂN RONG CHƠI CÕI VÔTHƯỜNG
*CẢM NGHĨ VỀ PHẦN VĂN CỦA QUYỂN RONG CHƠI
CÕI VÔTHƯỜNG
Kính thưa quí vị,
Tôi lãnh
trách nhiệm phát biểu về phần VĂN, trong quyển Rong Chơi Cõi Vô Thường, do nhạc
sĩ Nguyên Phan yêu cầu.
THú thật,
từ trước đến nay, khi nói đến Nguyên Phan, tôi chỉ nghĩ đến những ca khúc trữ
tình, những bản nhạc viết về tình yêu rất tha thiết, rất nồng nàn. Nghĩa là
nghĩ ông là một nhạc sĩ - một nhạc sĩ tài hoa, chớ chưa có dịp đọc một bài văn
nào của tác giả. Vậy mà, khi ông đưa quyển sách Rong Chơi Cõi Vô Thường, tôi rất
ngạc nhiên, vì ông cũng viết văn, và khi đọc xong, tôi thấy văn của ông chẳng
thua gì văn của mấy ông nhà văn ở hải ngoại bây giờ.
Điều đặc biệt nữa, là trong tuyển tập Thơ -
Văn- Nhạc này (ông đề là tuyển tập Thơ-Văn-Nhạc), phần văn của ông đã chiếm gần
4/5 cuốn sách. Cuốn sách có tất cả là 535 trang, phần Văn của ông đã chiếm 456
trang rồi. Phần Thơ và Nhạc nằm trong quyển sách này, chiếm một tỷ lệ rất khiêm
nhường. Vậy muốn gọi ông, chúng ta gọi ông là một nhà gì? Tôi nghĩ, gọi ông là
một nhà văn, nghe có vẻ hợp lý hơn.
Thưa quí vị,
Tôi không dám tự xưng mình là một nhà văn,
nên không dám phê bình một tác phẩm của người viết văn. Tôi chỉ phát biểu vài cảm
nghĩ về quyển sách với tư cách một người
bạn với tác giả. Phần cảm nghĩ của tôi có gì sai hoặc thiếu xót xin tác giả và
quí vị rộng lòng tha thứ. Bây giờ, tôi xin bắt đầu:
Về phần Văn trong quyển sách, tác giả có ý
chia ra làm 5 phần: phần thứ nhất là phần cảm nhận văn học, phần thứ hai là phần
đoản văn, phần thứ ba là phần phiếm luận, phần thứ tư là phần tạp ký và phần cuối
cùng là phần biên khảo. Ở phần cảm nhận văn học, ông ghi lại những cảm nghĩ và
nhận định của ông về tác phẩm của những nhóm văn nghệ hay văn chương mà ông đã
dự phần trong buổi ra mắt sách của họ ( như nhóm Câu Lạc bộ Tình Nghệ Sĩ, nhóm Nam
Phong tuyển tập) hoặc ông viết những bài giới thiệu về tác phẩm của bạn hữu, của
các tác giả thân cận với ông, trong đó có những tác giả đã nổi tiếng, như: nhạc
sĩ Nhật Ngân, nhà văn Phạm Trần Anh, nhà thơ Ngô Minh Hằng, nhà thơ Trần Huy
Sao. Ngoài ra, còn có: Xuân Đà, John Trần, Hồ Hương Lộc, Thiên Vương, Trương
Quân, Ngọc Hoa, Linda Trần, Trần Ngọc, Hoàng Thy Trần triệu Đông, Nguyễn hữu Của
...v..v...
Ở phần đoản văn, tôi thấy, đây là những lời
tình tự nồng nàn nhất, êm ái nhất của đôi tình nhân yêu nhau, rồi chia tay
nhau. Theo tôi nghĩ, đây chưa hẳn là đoản văn, chưa hẳn là bài viết ngắn có cấu
trúc của một câu chuyện. Mà đây đích thực là những bài thơ tình, được tác giả
sáng tác theo thể tự do. Muốn biết, chúng ta hãy cùng nhau nghe một vài câu như
sau:
"...con
chim vành khuyên chuyền cành
Hót vang những lời tình tự..." ( trong bài Mùa Xuân
Gọi)
hoặc: "...Ngậm ngùi ký ức
Từng
góc phố rã rời run rẩy trong gió
Những giọt đắng níu khôn cùng
Mảnh tinh cầu vụn
vỡ..." (trong bài Nỗi buồn đông)
hoặc: "...Đêm, bên em ngồi xõa tóc
Phố cũ nhạt nhòa mưa bay
Nghe lạnh lùng một cõi riêng mang..."
(trong bài Cõi Riêng Mang)
Ở phần phiếm luận, tác giả đứng ở góc cạnh
phê bình để bàn phiếm, luận phiếm về một số vấn đề, như: tác giả bàn về lòng
tham của con người (trong bài Đứng núi này trông núi nọ), bàn về sự tiến thoái
lưỡng nan của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong chế độ mới, luận về nhạc sến, luận về
tiếng kẽng..v..v..
Ở phần
Tạp Ký, tác giả đã chứng tỏ khả năng viết ký của ông. Ông viết rất linh động,
đi sâu vào chi tiết, luồn lách vào từng đời sống con người. Phần này tôi rất
thích. Dù sao cũng phản ảnh được lịch sử, phản ảnh được tình trạng di dân của
kiều bào, phản ảnh được miền nam trù phú trước 1975. Ông hoài niệm những Sài
gòn, Bình Thuận, Nha Trang, Đà Nẳng, Huế...NHững nơi chốn tác giả đã đi qua, đã
làm việc, đã quen bạn bè, đã gặp người yêu...Kể cả những trại tù sau 1975, những
vết thương đớn đau, những vết hằn tàn bạo do chế độ mới tạo ra. Kể cả những tháng
năm ông sang Mỹ, du lịch đó đây trong không khí tràn ngập tự do và hạnh phúc.
Đọc tạp ký của Nguyên Phan, tôi như bị lôi cuốn
theo ngòi bút của ông. Một ngòi bút phù thủy vực dậy từng khoảng đời của bạn
bè, từng mảng sống của từng nhân vật ông đã quen , đã gặp. Ông vẽ lại chân dung
của mỗi người một cách trung thực, một cách sống động. Ông dùng tình người để
hâm nóng yêu thương. Ông vắt cạn con tim để lau khô những nỗi đau mà quê hương
gánh nặng.
Ở phần biên khảo, tác giả dùng tài liệu và ý
tưởng riêng để bàn luận về các con vật. Mỗi con vật được dùng biểu tượng cho mỗi
năm. Như năm dần nói chuyện cọp, năm mão nói chuyện mèo..v..v...Tác giả có công
sưu tầm những huyền thoại, những điển tích, những chuyện xưa, những tử vi...cống
hiến cho độc giả tài liệu quí hiếm, các giai thoại lý thú, hiếm người biết đến.
Thưa quí vị
Rong Chơi Cõi Vô Thường là một quyển sách hỗn
hợp giữa Thơ, Văn và Nhạc. Tác giả phân chia ranh giới rõ ràng: nhạc ra nhạc,
thơ ra thơ, văn ra văn. Nhưng theo tôi, sự hỗn hợp này có mật thiết với nhau,
có tương quan với nhau, có liên đới với nhau một cách chặt chẽ. Tất cả đều xuất
phát từ tấm lòng, từ khối óc, từ con tim mà tác giả đã ấp ủ, thai nghén, trải
nghiệm trong một quá trình lâu dài. Ở đời, không có kết quả nào mà không bị
ràng buộc bởi những nguyên nhân. Tác giả và quyển sách cũng vậy. Ngôn ngữ thần
kỳ của thơ là khởi hứng tuyệt vời cho một ý nhạc. Và dòng nhạc thênh thang là một
yếu tố sáng tạo cho nền văn chương thành hình. Cứ thế nguồn thơ-văn-nhạc quyện
lẫn vào nhau như hơi thở. Như sự sống. Như tâm huyết của tác giả.
Và vì thế quyển sách Rong Chơi Cõi Vô Thường
là một quyển sách giá trị. Một quyển sách không thể thiếu trong tủ sách của anh
em chúng ta.
Xin chúc mừng tác giả và trân trọng giới thiệu
đến cùng quí vị. Kính chào.
PHẠM HỒNG ÂN
(ESCONDIDO, 05/09/2014)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment