.HÀNH TRÌNH THƠ.
*Vài ý nghĩ thô thiển
Với
tôi, thơ là một hành trình.Thơ Việt bắt nguồn từ tục ngữ, ca dao. Và khởi hành
một cách thú vị, qua biết bao bờ bãi nhân gian, rồi đến một lúc, bởi sức bức
bách của thời cuộc, thơ tức tưởi chia thành hai dòng: một - ở lại nước, một -
lưu vong trên khắp thế giới. Dòng ở lại nước, thơ trang bị giáo mác súng đạn,
như một người lính, bảo vệ chế độ. Chỉ tới khi chế độ sắp suy vong, họ mới mở cửa,
giải thoát mọi thứ, trong đó có thơ. Từ khi được giải thoát, con người mơ ước đến
tự do. Nhưng thật sự, tự do không bao giờ có ở chủ nghĩa cộng sản. Cộng vào đó,
dân chúng phát hiện thêm sự bất tài của chế độ, phát hiện thêm nguy cơ diệt
vong của đất nước, nên một số thơ tranh đấu từ các nhà thơ bất khuất ra đời.
Nhưng dưới sức áp bức bạo tàn của nhà cầm quyền, người dân đành chịu thúc thủ,
mượn rượu hoặc thơ để quên đi đau khổ. Một số chìm trong trụy lạc, lê la khắp
nơi, lười biếng xây dựng cuộc đời. Số mượn thơ giải khuây, càng ngày càng đông.
Họ kêu gọi, kết hợp nhau lập thành nhóm thơ. Nhóm thơ xuất hiện khắp nơi, có mặt
từ các đô thị, tỉnh, quận...đến làng, xã, ấp..v..v..Đâu đâu cũng có nhà thơ, chỗ
nào cũng có người làm thơ khổ, thơ tình. Việt Nam bây giờ, đúng như câu nói của
nhà thơ Mỹ Emerson, cuối thế kỷ thứ XIX: "Tất cả mọi người vốn là thi sĩ tự
trong tim" (All men are poets at heart). Nhưng làm thơ hay, được số đông
ái mộ, thì rất hiếm. Thơ, giống như tiếng hát, giọng ca. Phải có cái rất riêng
của nó. Nếu chưa đạt, người làm thơ chẳng khác nào một anh thợ sắp chữ, sao cho
khít với từng loại khuôn, đã có sẵn. Sở dĩ, các nhóm thơ được hoạt động tự do,
thơ tình đua nhau đăng báo, lên mạng một cách công khai. Tôi nghĩ, điều này rất
thuận với nhà cầm quyền, họ muốn nhân dân chìm sâu vào lãng mạn, bỏ quên khí
phách, yếu đuối tinh thần, không còn sức mạnh để nổi dậy chống đối. Được nước,
các nhà thơ tự phát hô phong hoán vũ, thổi phồng phong trào thơ mới, chê thơ cũ
là truyền thống cổ điển, thế là...họ ào ạt cổ xúy và cho ra đời các thơ hiện đại,
hậu hiện đại, phồn thực, tân hình thức...Xin ghi lại những bài thơ mới dưới
đây, tất nhiên, tùy nghi quý vị thẩm định.
Nhà
nghiên cứu văn hóa trong nước Inrasara đã khen không tiếc lời về bài thơ Khóc
Văn Cao của nhà thơ Bùi Chát (thơ Hậu Hiện Đại). Ông ta nói, bài thơ chỉ có 6
âm, nhưng nó có khả năng lay chuyển nhận thức, về một sự thể văn chương và cả
cái thói quen trong đời sống của Việt Nam.( lời của Inrasara trả lời phỏng vấn
của Mặc Lâm, biên tập viên RFA). Và đây là bài thơ:
Anh
Văn ơi!
Hu
Hu Hu...(thơ Bùi Chát)
Thơ
Hậu Hiện Đại của chính nhà nghiên cứu văn hóa Inrasara:
(cảm
tác từ Miến Điện)
những
sinh phận không tự do
thiếu
tự do
mất
tự do những sinh phận
bị
cầm tù trong thế giới thung lũng nên không nên
mò
mẫm giữa vòng vây của cho phép
của
nghe nói của được nhìn. (INRASARA)
Còn
đây là thơ Hiện Đại:
.Tháng
tư
hôm
qua bầu trời quá bẩn
tôi
lôi nó xuống bỏ vào máy, bỏ bột giặt, rồi bấm nút
rồi
đi nhậu vài ly, rồi ngủ
tôi
quên bẵng cho tới hôm nay
xô
cửa sổ thấy tối om mới nhớ rằng bầu trời còn trong máy giặt
tôi
lấy ra bỏ vào máy sấy, bấm 50 phút
khi
trở lại thì nó đã khô
tôi
thả bầu trời về với bầu trời
bầu
trời đầy mây trắng mây xanh thẫn thờ bay trên thành phố
tôi
ký hoá đơn tiền điện
tháng
này nhiều hơn tháng trước 2 đô la.(THẬN NHIÊN)
Và
thơ Tân Hình Thức:
Có Sao
Tiếng
kêu kêu trong
tiếng
kêu xuyên suốt
âm
vang trong tâm
trí
như giấc mơ
dần
tàn mà có
giấc
mơ nào đâu
mà
dần tàn nhỉ? (KHẾ IÊM)
Bỏ
cũ tìm mới là thói quen của những người thích làm cách mạng. Nhưng cái mới phải
hơn cái cũ, phải thu hút được số đông đồng tình đồng điệu, cái mới mới độc đáo,
mới chói sáng. Còn ở đây, những bài thơ trên là những bài thơ không có hồn, đó
chỉ là những thân thơ trơ trụi, được tác giả tô son phết vàng một cách tùy tiện
và dị hợm.
Về
dòng thơ thứ hai, tức dòng thơ Việt ở hải ngoại. Giống như dòng thơ trong nước,
hải ngoại càng có nhiều người làm thơ. Nguyên nhân cũng dễ hiểu. Có thể họ nhớ
quê hương, buồn vì tình yêu chia cắt, hoặc thất vọng vì công việc, hay thơ thẩn
giải khuây với tuổi già...Một số cũng bắt chước trong nước, đoạn tuyệt với nguồn
thơ cũ, chạy theo các trường phái mới, vênh vang như tự cho mình đã khám phá ra
một luồng thơ tuyệt vời. Song song với tính hào phóng đó, họ đua nhau tìm kiếm
nhân tố mới, phái nữ luôn ưu tiên, các nhà thơ nữ có chút nhan sắc lần lượt được
đưa lên các trang web ca tụng hết lời.
Một
số nhìn về quá khứ, thương tiếc cho nền văn học trước 1975. Họ bỏ công sưu tầm
và in lại các tác phẩm cũ. Nhưng quanh quẩn chỉ là "mèo khen mèo dài
đuôi". Sách tái bản đều nằm trong danh sách bạn bè thân thiết của họ hay
tác giả đã nằm sâu dưới ba tấc đất. Tôi nhớ, cách đây khá lâu, có vài nhóm bỏ
công tìm kiếm những tác phẩm của những người làm thơ trước 1975, và đặt tên là
THƠ TÌNH THỜI CHIẾN. Tôi có góp ý về các thi văn đoàn cực nam - những nơi xa
xôi hẻo lánh, cách xa các thành phố phồn thịnh, như nhóm Hồn Trẻ 20, Khuôn Mặt
Học Trò (Sóc Trăng), nhóm Chân Trời, thi văn Tình Ca - Cuối Việt (Cà Mau). Những
nhóm này, đa số là học trò khoác áo chinh y, phần đông đều có thơ đăng báo, và
tác phẩm của họ góp phần không nhỏ, xoay quanh cái chủ đề THƠ TÌNH THỜI CHIẾN của
họ. Nhưng rất tiếc, người chủ trương không thực hiện theo lời yêu cầu, đành mất
đi một số tác giả đáng kể.
Hải
ngoại còn cho ra đời vài "nhà phê bình" không qua trường lớp nào. Có
ông cốt để mua vui, "phun châu nhả ngọc" ca tụng quá đà cho một tác
phẩm của một tác giả đã nổi tiếng, hoặc đã thân thiện với họ. Có ông chịu khó
góp nhặt các lời phê bình trên báo chí hay sách vở, sẵn sàng "bươi
móc", chê trách các sáng tác của những tác giả cô thế, lẻ loi. Hình thức
văn chương bầy đàn, hầu như có mặt khắp nơi ở hải ngoại. Và tội nghiệp, các
thành phần lẻ loi, đành chịu số phận hẩm hiu.
Dòng
thơ trong nước hay dòng thơ hải ngoại, cho đến nay vẫn phát triển một các gập
ghềnh. Hành trình thơ vẫn tiếp tục cuộc đi, như luồng nước, mạnh ai nấy trôi, mạnh
ai nấy giạt. Thiết nghĩ, cần những trọng tài, hay những nhà phê bình chân
chính, nổ lực cứu nguy cho sự trôi giạt này.
*PHẠM HỒNG ÂN
(10/12/2018)
No comments:
Post a Comment